【Tin Mới】Cây kè bạc và cách trồng chăm sóc cây kè bạc xanh đẹp
thiet-ke-doi-tung san-vuon-nhat-ban san-vuon-trung-quoc san-vuon-chau-au-hien-dai

Cây kè bạc – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây kè bạc luôn xanh tốt

2.7/5 - (6 bình chọn)

Cây kè bạc là một trong những cây cảnh quý mới được đưa vào nước ta những năm gần đây. Kè bạc thường được mọi người trồng làm cây cảnh trang trí khuân viên sân vườn, các căn biệt thự cho đến các lối đi của công viên, các khu nghỉ dưỡng hoặc lối đi trên đường…vv

Tên thường gọi, tên khoa học và nguồn gốc xuất xứ của cây kè bạc

Là cây có họ với cây kè, cây cọ nhưng cây kè bạc lại mang lại vẻ đẹp khác lạ bởi màu lá bạc óng ánh. Cây không chỉ cho bóng mát mà cây còn là cây cảnh tạo vẻ đẹp tươi mới và sang trọng cho căn nhà, khuân viên và không gian sống, sinh hoạt của chúng ta.

  • Tên thông thường: Kè bạc
  • Tên khoa học Bismarckia nobilis.
  • Nguồn gốc: cây có nguồn gốc chính là ở Madagasca.
cay-ke-bac-huong-dan-cach-trong-va-cham-soc-cay-ke-bac-luon-xanh-tot_1
Kè bạc có tán lá rộng, thân cao

Xem thêm:

Cây kè bạc đã và đang được du nhập trồng ở nhiều nơi trong đó có Việt Nam, ở nước ta cây được trồng chủ yếu nhiều ở khu vực Miền Nam, Miền Tây phía trong của nước ta. Cây kè bạc có dáng cây vững chắc, các lá to, tròn rộng lớn, cành dài khỏe cứng là ý nghĩa trong việc phát triển, vững chắc, là cây xua đuổi được các tà khí xấu và che chở mang lại sự thịnh vượng tài lộc cho gia đình và cho chính các thành viên trong gia đình.

Đặc điểm của cây kè bạc

Đặc điểm thực vật của cây kè bạc

  • Kè bạc là loại cây thân gỗ hình trụ bản to, thường thân không cao, thân ngắn, chiều cao của cây khoảng từ 2 đến 6m.
  • Lá xòe to, rộng và xẻ thùy hình quạt, cuống hay còn gọi là tàu lá dài tạo thành các bẹ, quấn so le đan xen bao quanh thân, cuống lá dài và cứng dài lên tới 2,5m. Lá cây kè bạc có màu xanh bên trên phủ lớp hơi trắng như màu bạc, các lá đều có bản rộng xòe to trông như chiếc quạt khổng lồ, trên các lá xẻ thùy tạo các đường nét khá thú vị, lá kè bạc dày.
  • Hoa kè bac có màu hơi đỏ pha nâu (hoa đực), đối với cây kè bạc thuộc dạng hoa đơn tính, hoa nằm trên cụm bông dài dạng hình trụ. Hoa cái có màu xanh, hoa cái có hình dạng cầu.
  • Qủa cây kè bạc có màu xanh lục, quả mọng da bóng hình trứng. Khi quả xanh có màu xanh, khi chín quả cứng hơn và có màu nâu đen hơn, khi chín dần quả của cây sẽ khô.
cay-ke-bac-huong-dan-cach-trong-va-cham-soc-cay-ke-bac-luon-xanh-tot_12
Kè bạc có khả năng sinh trường và phát triển rất tốt

Đặc điểm sinh thái của cây kè bạc

  • Là cây có khả năng sinh trưởng tốt, ít cần công chăm sóc, không kén chọn đất, ít sâu bệnh hại.
  • Là cây ưa sáng, kè bạc có khả năng chịu hạn cao, nhưng mức độ chịu úng của cây thấp.
  • Tốc độ sinh trưởng: Cây kè bạc có tốc độ sinh trường chậm
  • Tuổi thọ của cây: cao

Lợi ích và ứng dụng cây kè bạc

Kè bạc là cây cảnh nhập ngoại mang đến vẻ đẹp đơn giản từ những chiếc lá, và dáng của cây. Tuy đơn giản nhưng lại mang lại sức hút lớn. Kè bạc được rất nhiều người thích và có ứng dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực đời sống.

Cây kè bạc làm cây công trình, cây bóng mát

Với tán lá to, chiều cao tương đối, cây kè bạc được trồng nhiều thành bụi hoặc trồng đơn lẻ trong các khu vui chơi, công viên, khu đô thị và trên đường phố để tạo bóng mát, che nắng nóng rất tốt, mang lại vẻ đẹp đơn sơ và lại vừa sang trọng. Đặc biệt là các mùa nắng nóng, cây kè bạc xanh pha bạc làm xanh thêm cho không gian, làm giảm đi cảm giác oi bức khó chịu cho chúng ta.

cay-ke-bac-huong-dan-cach-trong-va-cham-soc-cay-ke-bac-luon-xanh-tot_15
Kè bạc trong ứng dụng thiết kế cảnh quan sân vườn

Cây kè bạc ứng dụng trong thiết kế cảnh quan, sân vườn

Với sự uy nghi, sang trọng, cây kè bạc còn được ứng dụng rất hiệu quả trong các mô hình thiết kế cảnh quan, sân vườn như thiết kế sân vườn sau nhà đẹp, thiết kế sân vườn cho quán cafe,…thông qua hình thức trồng trong chậu trang trí di động, hoặc trồng làm cây cảnh trong việc thiết kế hòn non bộ, tiểu cảnh sân vườn sau nhà,…

Cây kè bạc giúp thanh lọc không khí

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, kè bạc có khả năng thanh lọc không khí cực kỳ tốt, có sức hút các chất bụi rất tốt, làm cho không khí thêm trong lành và thiên nhiên thêm bình yên.

Một số ứng dụng khác của cây kè bạc

Ngoài làm đẹp cho không gian, tạo bóng mát và thanh lọc không khí ra, kè bạc còn được ứng dụng làm các mái che, sử dụng các tán lá của cây người ta có thể lợp thành các mái che.

Bên cạnh đó gỗ của cây kè bạc có thể xẻ ra làm nhiều việc như che chắn, phần bên trong của cây, thân mềm có thể dùng làm bột cọ, dùng cho chế phẩm chất độn cho cây trồng rất tốt.

cay-ke-bac-huong-dan-cach-trong-va-cham-soc-cay-ke-bac-luon-xanh-tot_13
Cây kè bạc được trồng nhiều trong công viên

Cách trồng và chăm sóc cây kè bạc

Cách trồng cây kè bạc

Kè bạc hiện nay trên thị trường có nhiều loại dáng cây khác nhau, có các dạng cây bóng mát, cây công trình và có cả dạng cây bonsai trồng trong chậu.

  • Trước khi trồng cây xuống chúng ta nên chọn vị trí trồng cây, nơi thích hợp là những nơi thoáng mát, cây nhận được ánh sáng tốt nhất.
  • Loại đất phù hợp với cây kè bạc là loại đất có khả năng thoát nước tốt và tơi xốp.
  • Đào hố trồng cây, sau đó chúng ta có thể rải thêm xơ dừa bên dưới, sau khi đặt bầu cây xuống chúng ta phải bỏ hết các dây, túi nilong bao quanh gốc cây, sau đó mới lấp đất xuống, nén chặt đất xung quanh bầu và tưới nước cho cây.
  • Chúng ta có thể dùng các cây chống để cây kè bạc đứng vững không bị ngả nghiêng bởi tác động bên ngoài.
 cay-ke-bac-huong-dan-cach-trong-va-cham-soc-cay-ke-bac-luon-xanh-tot_137

Cây kè bạc con được ươm trong chậu

Cách chăm sóc cây kè bạc

  • Ánh sáng: Yêu cầu về ánh sáng đối với kè bạc vô cùng quan trọng, vì cây ưa sáng, ưa nắng. Nên chúng ta nên chú ý dọn cỏ hoặc phát quang xung quanh để cây có khả năng nhận được ánh sáng tốt nhất. Nếu trồng trong chậu, chúng ta nên đặt cây ở nơi thoáng mát hoặc đặt ở những nơi có ánh sáng khuếch tán để cây nhận được ánh sáng phục vụ cho sự sinh trưởng của cây.
  • Nước: Cây kè bạc không có khả năng chịu úng, nên việc cung cấp nước chúng ta nên chú ý, tránh tình trạng cây bị thối gốc hoặc nhũn thân. Chúng ta cung cấp nước vừa đủ, nếu độ ẩm trời mát mẻ chúng ta không cần tưới, chỉ khi cần thiết chúng ta mới tưới.
  • Đất: Kè bạc có khả năng thích ứng với nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên loại đất thích hợp nhất với cây là loại đất có khả năng thoát nước cao, loại đất thịt pha cát và tơi xốp.
  • Phân bón: Bổ sung phân bón cho cây kè bạc để cây sinh trưởng thân lá là việc chúng ta nên làm vào các tháng, chúng ta có thể dùng các loại phân bón hữu cơ, hoặc các loại phân chuồng, phân hoai mục, để bón cho cây. 2, đến 3 tháng chúng ta có thể dùng phân NPK bón cho cây 1 lần.
  • Cắt tỉa cành lá: Thực hiện cắt tỉa các cành lá khô cháy, héo, chúng ta cắt phả cắt cả bẹ của lá. Bỏ cả lá và bẹ hép, vàng khô để tạo cảnh quan đẹp và tránh được sâu bệnh nấm hại cây lây lan.
  • Sâu bệnh: cây kè bạc rất ít sâu bệnh hại, tuy nhiên vẫn có các trường hợp xảy ra trên cây như rệp, nhện hoặc bệnh thối gốc, thối nhũn. Các bệnh và yếu tố sâu bệnh chủ yếu đến từ môi trường sống, và chế độ chăm sóc. Vì thế chúng ta nên có công tác quan sát và chăm sóc kỹ để phát hiện bệnh để xử lý kịp thời.

Cây kè bạc là một trong những cây cảnh quý mới đưa vào Việt Nam, tuy nhiên lại nhận được rất nhiều sự yêu thích và mến mộ của nhiều người. Bởi cây không chỉ đẹp về vẻ bên ngoài, cây còn mang lại bóng mát, đem đến bầu không khí trong lành cho không gian sống và điều đặc biệt hơn cây còn có khả năng tránh xua đuổi đi các tà xấu, mang lại điều bình an và may mắn thịnh vượng cho gia đình và gia chủ.

Bài viết được chia sẻ bởi Thiết kế sân vườn Việt đơn vị chuyên cung cấp giải pháp thiết kế sân vườn xanh quanh nhà cho gia đình việt/