【Tin Mới】Cây sake và cách trồng chăm sóc cây Sake cho nhiều quả
thiet-ke-doi-tung san-vuon-nhat-ban san-vuon-trung-quoc san-vuon-chau-au-hien-dai

Cây sake – Cách trồng và chăm sóc cây Sake cho nhiều quả

3/5 - (1 bình chọn)

Cây sake là loại cây mới thuộc dạn cây cảnh, cây bóng mát mới du nhập vào Việt Nam được rất nhiều người yêu thích. Cây sake là một trong những cây cảnh dùng làm cây trang trí, vừa là cây bóng mát, cây lấy gỗ và còn được ứng dụng trong ẩm thực và y học.

Tên thường gọi, tên khoa học và nguồn gốc xuất xứ của cây sake

  • Tên thường gọi: Cây Sake
  • Tên khoa học: Artocarpus altilis
  • Họ: Dâu tằm – Moraceae
  • Nguồn gốc, xuất xứ: cây có xuất xứ ở đảo ở Thái Bình Dương, Malaysia.
cay-sake-cach-trong-va-cham-soc-cay-sake-cho-nhieu-qua_1
Cây sake được trồng nhiều trong các khu du lịch

Xem thêm:

Đặc điểm của cây Sake

Đặc điểm thực vật học của cây sake

  • Thân sake thuộc loại thân gỗ, thân có chiều cao khoảng 15m đến 25m, là cây sống lâu năm, thân có nhiều nhánh tỏa ra, tạo nên vùng tán rộng.
  • Lá của cây sake có màu xanh, lá xẻ thùy sâu chẻ thùy khoảng 7 đến 8 thùy, gân lá nổi rõ, tán lá lọ rõ. Mặt lá nhẵn, lá bản to. Cuống lá to, cứng. Lá khi già sẽ chuyển thành màu vàng cam, lá cứng.
  • Sake có hoa thuộc dạng hoa đơn tính cùng gốc, vì thế mà trên cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa đực có màu vàng, cụm hoa nhỏ, hoa đực thường xuất hiện trước. Hoa cái sẽ xuất hiện sau, hoa cái có màu vàng, khi mới ra hoa có màu xanh, hoa mọc theo xu hướng thẳng.
  • Qủa của cây sake có màu xanh khi còn non, quả hình tròn, hình trứng. Khi chín có vị ngọt béo và rất thơm. Qủa bên trong chứa nhiều hạt( loại cây có hạt). Khi ra quả, sake thuộc dạng rất sai quả và mọc thành từng cụm, từng chùm bao quanh là các lá. Bên trong quả là lớp dạng cơm có màu trắng.
cay-sake-cach-trong-va-cham-soc-cay-sake-cho-nhieu-qua_12
Hình ảnh quả sake non

Đặc điểm sinh thái của cây sake

  • Sake thuộc dạng cây ưa sáng, ưa độ ẩm trung bình, có khả năng chịu nắng, không có khả năng chịu lạnh.
  • Cây sake thích hợp với nhiệt độ khoảng 19 đến 3035oC.
  • Thích nghi với nhiều loại đất, không cần quá nhiều công chăm sóc, và cây ít sâu bệnh, có sức đề kháng cao.

Lợi ích và ứng dụng của cây sake

  • Sake được nhiều người trồng làm cây cảnh công trình và cây bóng mát tại các công trình lớn. Thường được trồng tại sân, khuôn viên, tiền sảnh của các khu đô thị, bệnh viện các khu nghỉ dưỡng như nhà hàng hay khách sạn. Cây
  • Cây sake còn được ứng dụng trong thiết kế cảnh quan sân vườn với các mô hình tiểu cảnh sân vườn sau nhà, tiểu cảnh sân vườn phối màu, tiểu cảnh sân vườn biệt thự,… tạo vẻ đẹp xanh mát cho không gian, và còn mang lại bóng mát.
  • Ngoài làm cây cảnh sake còn là một trong những cây mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Qủa cây sake là dạng trái cây ăn ngon và mang lại hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Qủa sake chứa đường, chất xơ, và lượng vitamin. Ngoài việc ăn trực tiếp quả sake còn được dùng trong nấu nướng, ẩm thực. Có thể dùng quả để nấu các món luộc hay xào để tạo các món ăn khác lạ.
cay-sake-cach-trong-va-cham-soc-cay-sake-cho-nhieu-qua_13
Sake được ứng dụng trồng trước nhà
  • Thêm một công dụng của cây sake được mọi người biết đến, cây sake là một trong những cây thuốc. Qủa sake là một trong những vị thuốc chữa được nhiều bệnh về mũi, họng, hoặc các bệnh về huyết áp. Ngoài quả của cây các phần của cây như lá vỏ cây và nhựa cây cũng được dùng làm các vị thuốc trong đông y và tây y chữa được nhiều bệnh khác nhau.
  • Nếu trồng theo dạng kinh doanh cây sake thu quả thì sake là một trong những cây mang lại giá trị kinh tế cao về nguồn quả.
  • Hơn nữa cây được trồng theo diện tích lớn một phần là theo xu hướng lấy gỗ, góp phần vào công nghệ đồ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, đem lại lợi nhuận cao.

Cách trồng và chăm sóc cây sa kê

Cách trồng cây sake

Sake có 2 kiểu nhân giống. Đối với loại sake lấy quả thì thường được nhân giống bằng hạt, còn đối với loại sake trồng làm cảnh, lấy gỗ thì thường được trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính( giâm cành)

Trước khi trồng cây sake chúng ta nên cần có những điều kiện để cây sinh trưởng phát triển tốt:

  • Vị trí: Chúng ta nên trồng ở nơi thoáng mát, đặc biệt là nơi cây nhận được ánh sáng tốt nhất.
  • Đất trồng: Loại đất phù hợp cho cây sinh trưởng là đất có độ thoát nước tốt, có độ tơi xốp.
cay-sake-cach-trong-va-cham-soc-cay-sake-cho-nhieu-qua_16
Sake cây non được ươm giống trong bầu đất

Cách trồng cây sake:

  • Chuẩn bị hố trồng, đào hố khoảng 65x65x65cm, đào và xử lý bổ sung bón lót dưới hố các loại phân hữu cơ, phân chuồng và rắc ít vôi. Để phơi hố 30 đến 35 ngày sau đó mới trồng.
  • Đặt bầu xuống hố, sau đố tháo hết các nilong và dây quấn xung quanh bầu cây sake.
  • Lấp đất xung quanh bầu và nén chặt, không để cây bị nghiêng ngả. Sau khi trồng, tưới nước cho cây để giữ độ ẩm. Nếu cần thiết chúng ta có thể dùng các que chống để cây được đứng vững hơn.

Cách chăm sóc cây sake

  • Nước: Sau khi trồng chúng ta nên quan sát đến đất, độ ẩm của đất dưới cây để bổ sung nước cho cây. Tưới nước cho cây để cây đảm bảo luôn có độ ẩm nhất định giúp cây phát triển thân lá tốt. Khi cây sake ở giai đoạn bắt đầu ra hoa và đơm quả chúng ta nên bổ sung đầy đủ lượng nước để phục vụ cho các giai đoạn quan trọng.
  • Phân bón: chúng ta có thể bổ sung cho cây loại phân bón phân hữu cơ hoặc phân NPK. Theo định kỳ 1 năm/1 lần. đặc biệt nên bón ở giai đoạn quan trọng ra hoa và đơm quả.
  • Cắt tỉa: cắt tỉa các cành lá sâu, vàng và héo khô để tạo dáng, tạo độ thoáng và để cây sake nhận được ánh sáng tốt nhất.
  • Sâu bệnh hại: sake có khả năng chống chịu sâu bệnh hại rất tốt, có khả năng sinh trưởng khỏe nên rất ít sâu bệnh. Tuy nhiên chúng ta cũng không được chủ quan, nên quan sát để phát hiện bệnh đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Là cây cảnh được nhiều người yêu thích, cây sake vừa là cây cảnh trang trí vừa là cây bóng mát đem lại rất nhiều lợi ích cho ẩm thực và trong y học. Chính vì thế mà hiện tại sake đang và đã là những cây cảnh được ưa chuộng và trồng ở nhiều nơi. Nếu bạn đang chọn cây để trồng làm cây cảnh thì cây sake là một trong những lựa chọn thích hợp mà bạn hướng tới cho căn nhà của bạn.