Cách trồng và chăm sóc cây tha la nở hoa tuyệt đẹp cho sân vườn
thiet-ke-doi-tung san-vuon-nhat-ban san-vuon-trung-quoc san-vuon-chau-au-hien-dai

Cây tha la – Cây hoa quý nở hoa tuyệt đẹp tô điểm cho sân vườn

2/5 - (2 bình chọn)

Nếu ai đã từng nghe về cây tha la, chắc hẳn chúng ta sẽ biết đến cây với ý nghĩa và biểu trưng cho Đức Phật. Cây là biểu trưng cho cửa nhà Phật thể hiện tâm linh, sự thánh thiện và tâm bình an. Loài cây này khá đặc biệt với màu sắc hoa tuy không sặc sỡ nhưng lại vô cùng cuốn hút và đẹp.

Thông tin cơ bản về cây tha la

  • Tên thường gọi: cây tha la
  • Tên gọi khác: cây đầu lân hay cây sala và một số tên gọi khác ở tùy từng địa phương.
  • Tên khoa học: Couroupita guianensis
  • Họ thực vật: Lộc vừng (Lecythidaceae)
  • Nguồn gốc: Châu Mỹ.
cay-tha-la-cay-hoa-quy-no-hoa-tuyet-dep-to-diem-cho-san-vuon_145
Cây tha la được trồng nhiều ở những nơi linh thiêng

Xem thêm:

Với quá trình du nhập vào Việt Nam và một số nước Châu Á, cây tha la được lan rộng và trồng ở nhiều nơi. Là một trong những cây cảnh, cây trang trí, cây bóng mát thường được ưu tiên trồng tại các khu vực trang nghiêm như chùa, khu thăm quan, khu di tích, và có thể sử dụng làm cây bóng mát tại các khuân viên của công viên hay khu đô thị.

Đặc điểm của cây tha la

Đặc điểm thực vật học của cây tha la

  • Thân: Cây tha la thuộc dạng thân gỗ to, với chiều cao cây có thể cao gần tới 40m (nếu trong điều kiện thời tiết và sự chăm sóc tối ưu). Thân cây thẳng, gỗ cây cứng vỏ bên ngoài có màu nâu xám, trên thân chính có nhiều nhánh, tán lá rộng.
  • Lá: Lá cây tha la có màu xanh, lá đơn, mép lá nguyên, gân lá nổi rõ, cuống lá cứng. Chiều dài lá khoảng 6 đến 11cm, bề rộng lá khoảng 4cm, cuống lá dài khonagr 2 đến 3cm.
  • Hoa: Hoa tha la mọc ở nhiều vị trí, mọc ở gốc, cành và ngọn. Hoa của cây tha la mọc thành các chùm, chùm hoa ra nối liền nhau có kích thước khoảng 1 đến 1,5m. Hoa có màu đỏ hồng bên trong lòng cánh, bên ngoài cánh có màu hơi vàng, hoa thường có 6 cánh, bên trong cánh là đài hoa với các tia của nhị chứa hạt phấn màu vàng rất đẹp, nhìn hoa tựa như hoa hồng. Hoa tha la không chỉ đẹp và còn có mùi hương rất thơm và nhẹ nhàng. Hoa có chu kỳ nở hoa quanh năm.
  • Qủa: quả của cây tha la được hình thành khi kết thúc quá trình của một đợt hoa, quả khá to có kích thước đường kính lên tới 24cm. Qủa có hình tròn dạng như quả sung, có màu nâu đậm, cuống quả dài. Bên trong quả có chưa rất nhiều hạt.
cay-tha-la-cay-hoa-quy-no-hoa-tuyet-dep-to-diem-cho-san-vuon_12
Hoa và quả tha la đẹp, có mùi rất thơm

Đặc điểm sinh thái của cây tha la

  • Là dạng cây ưa sáng, thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết.
  • Mức độ sinh trưởng và phát triển: cây tha la phát triển chậm đến trung bình
  • Cây có khả năng sinh tồn cao, trồng được ở nhiều môi trường đất khác nhau, đặc biệt không cần quá nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh hại và dễ sống.

Lợi ích và ứng dụng của cây tha la

Cây tha la là cây cảnh, cây cho bóng mát, cây trang trí khuôn viên

Tha la được trồng làm cảnh, mang lại bóng mát cho khuôn viên những nơi như chùa, khu di tích hay công viên…vv. Cây có tán lá rộng, mùi hương thơm nhẹ nhàng. Sự kết hợp của thân lá và hoa của cây đã mang đến cho không gian xung quanh sự tươi mát mà hòa quyện được cả sự nhẹ nhàng, lôi cuốn. dưới những ngày nắng oi ả, ngồi dưới gốc cây tha la nghỉ ngơi, đọc một cuốn sách hay uống ly trà thì quả là điều tuyệt vời.

cay-tha-la-cay-hoa-quy-no-hoa-tuyet-dep-to-diem-cho-san-vuon_14
Cây tha la vừa được trồng làm cây cảnh, vừa trồng làm cây bóng mát

Vừa làm đẹp cho không gian, khuôn viên cây mang lại sự tươi mới và thiên nhiên hòa quyện vào đời sống. Vì thế mà ngày nay không chỉ các nơi chùa, di tích mới trồng mà cây còn được lan rộng ra nhiều nơi khác để trồng, tại các gia đình, sân vườn, tiền sảnh, bệnh viện…..vv

Cây tha la mang ý nghĩa tâm linh

Từ xa xưa tha la là cây mang ý nghĩa tâm linh, cây là sự thể hiện của Pháp Phật, sự thánh thiện của Đức phật và sự bình an của nhà chùa. Vì thế mà khi thư giãn, hay ngắm nhìn cây tha la con người ta sẽ cảm thấy lòng bình an, và tâm tĩnh lặng. Để từ đó mà mỗi khi con người đi chùa, khi thấy tha la, đứng dưới bóng cây, tâm tư được bình an, vứt bỏ muộn phiền và thấy cuộc đời an nhiên hơn.

Hoa của cây tha la có mùi thơm nhẹ và dáng hoa nhe nhàng, nhiều người vẫn thích hái hoa thả vào các bình nước tròn trưng trong nhà, trên bàn tiếp khách vừa tạo vẻ đẹp trang nhã va vừa mang lại cho căn nhà mùi hương thơm dịu nhẹ dễ chịu.

cay-tha-la-cay-hoa-quy-no-hoa-tuyet-dep-to-diem-cho-san-vuon_15
Tha la còn là thảo dược quý chữa nhiều bệnh

Các bộ phận của cây tha la được sử dụng để làm thuốc

Không những là một cây cảnh, cây tâm linh, cây thuốc chữa được rất nhiều bệnh hữu ích.

  • Theo các nhà đông y và theo dân gian lá cây tha la có thể dùng nấu đun nước để tắm, rửa chữa các bệnh viêm da, lở loét và ngứa, phần lá non của cây có thể sử dụng để chữa bệnh về răng như đau nhức răng.
  • Bộ phận tiếp theo mà cây sử dụng là quả của cây. Qủa tha la được các nhà chế phẩm thuốc bào chế làm các thuốc kháng sinh, có khả năng làm giảm các cơn đau và chữa được các bệnh như dạ dày, cũng như có khả năng chữa cảm lạnh.
  • Thân và vỏ của cây tha la cũng là một trong những vị thuốc chữa sốt rét, cảm lạnh rất hữu ích.

Lưu ý: tất cả các bài thuốc về cây chúng ta không nên sử dụng tùy tiện mà cần phải theo gợi ý, và ý kiến khuyên dùng từ các bác sỹ đông tây y.

Cách trồng và chăm sóc cây tha la

Nhân giống cây tha la

Hình thức nhân giống tha la chủ yếu là nhân giống bằng hạt. Lợi dụng ưu điểm của cây là quả có rất nhiều hạt nên việc sử dụng và thu gom ươm hạt của cây cũng khá thuận lợi. Ngoài ra cây tha la còn có các cách nhân giống khác như giâm cành hay giâm rễ.

cay-tha-la-cay-hoa-quy-no-hoa-tuyet-dep-to-diem-cho-san-vuon_141
Cây tha la giống

Cách trồng cây tha la

  • Chuẩn bị đất trồng: đất trồng tha la con thì chúng ta nên sử dụng loại đất tơi xốp, pha thêm 1 bì tro, và sử dụng phân chuồng như phân trâu, hay bò.
  • Đào hố và trộn đất, đặt bầu cây xuống hố, tháo bỏ lớp nilong bên ngoài và lấp nén đất cùng hỗn chất xung quanh.
  • Để cây thẳng đứng và tránh bị nghiêng ngả do tác động bên ngoài chúng ta nên sử dụng các que chống. tưới nước cho cây.

Chăm sóc cây tha la

  • Tưới nước: Thời điểm tưới nước phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và vụ mùa trồng cây. Đất khô và mùa nắng chúng ta có thể tưới 2 ngày /1 lần và buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu vào mùa mưa thì không yêu cầu tưới nước nhiều tùy thuộc vào độ ẩm của đất mà chúng ta cung cấp.
  • Bón phân: việc bón phân định kỳ cho cây tha la giúp cây phát triển thân lá. Vào 3 tháng đầu chúng ta nên bổ sung phân bón hữu cơ, đặc biệt đến giai đoạn phân cành và ra hoa. Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và nước để cây nhận được tốt nhất,cho hoa nhiều và đẹp. 6 tháng đến 1 năm bón định kỳ phân bón NPK(15-15-15) 0,1 đến 0,2kg/1 gốc.
  • Thực hiện cắt tỉa cành lá, để cây tha la bớt rườm rà, và tạo thế đẹp nhất.
  • Một năm nên thực hiện vun gốc 1 đến 2 lần ở giai đoan các tháng đầu.
  • Phòng trừ sâu bệnh hại: tha la có sức sống sinh tồn và kháng bệnh rất tốt. Các trường hợp sâu bệnh hại vẫn xảy ra ở cây như sâu đục thân, sâu ăn lá. Chúng ta có thể sử dụng vôi để quét gốc cho cây tha la phòng trừ khi bị sâu đục thân, dùng boocdo1% cho trường hợp xảy ra sâu ăn lá.

Tha la là một trong những cây bóng mát, cây cảnh đang và đã được nhiều người trồng. Làm cây cảnh ở sân vườn và cho khuân viên. Cây tha la tạo bóng mát, vẻ đẹp đơn sơ, và mang đến sự an nhiên bình tâm cho gia đình và mọi người. Không những thế cây còn là một trong những vị thuốc sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau.