Cách trồng cây sưa đỏ làm cây cảnh ngoại thất mang giá trị kinh tế cao
thiet-ke-doi-tung san-vuon-nhat-ban san-vuon-trung-quoc san-vuon-chau-au-hien-dai

Cây sưa đỏ – Cây cảnh ngoại thất mang giá trị kinh tế cao

Rate this post

Cây sưa đỏ là cây ngoại cảnh, được trồng ở nhiều nơi thành các dãy, các hàng sưa. Cây thường được trồng ở con đường phố, các dãy đường đi, nơi khuân viên của các công ty, bệnh viện và các khu vui chơi.

Tên khoa học, tên gọi khác và nguồn gốc xuất xứ của cây sưa đỏ

  • Tên thường gọi: cây sưa đỏ
  • Tên gọi khác: cây huỳnh đàn, cây trắc thối, hay cây huê…vv.
  • Tên hoa học: Dalbergia Tonkinensis Prain
  • Họ: Fabaceae
  • Nguồn gốc: Cây biết đến là loại cây có sự phân bố rộng rãi ở nhiều nước trong đó có Việt Nam, Trung Quốc và một số nước thuộc khu vực Châu Á.
cay-sua-do-cay-canh-ngoai-that-mang-gia-tri-kinh-te-cao_1
Sưa đỏ thường được trồng thành hàng trên các con phố

Xem thêm:

Đặc điểm nổi bật của cây sưa đỏ

Đặc điểm thực vật học của cây sưa đỏ

  • Thân: Sưa đỏ thuộc loại thân gỗ, gỗ của loài cây này rất quý, thân cây thẳng, thân cây vỏ bên ngoài khá nhẵn, và có màu nâu xám. Các nhánh cành vươn rộng, tán lá rất rộng và to.
  • Lá: Lá của cây sưa đỏ có màu xanh, lá thuộc dạng lá kép lông chim, số lượng lẻ, mỗi lá kép có khoảng ừ 9 đến 19 lá chét. Các lá chét không quá to, lá chét cs chiều dài khoảng từ 6 đến 7cm, bề rộng lá dài khoảng 4cm. Mép lá chét thuộc loại mép nguyên, đầu lá hơi nhọn, gân lá không rõ. Các lá chét được đính vào cành lá lớn, cuống lá dài và cứng.
  • Hoa: Hoa sưa đỏ có màu hồng đỏ, trắng hồng. Khi bắt đầu mới ra hoa có màu hồng đỏ đậm, sau một thời gian hoa chuyển dần sang màu hồng nhạt và trắng, hoa mọc thành các cành các chùm hoa, các cánh hoa mỏng. Mỗi hoa có 4 cánh, nhụy và nhị hoa lộ có màu vàng.
  • Quả; khi kết thúc quá trình ra hoa, quả của cây bất đầu hình thành, quả của cây sưa đỏ có hình dài, dạng hình elip dài, có chiều dài quả khoảng 6 đến 8cm, bề rộng của quả khoảng 7mm. quả dạng dẹt, khi non có màu xanh, khi chín quả có màu nâu, đen, bên trong có chứa các hạt.
cay-sua-do-cay-canh-ngoai-that-mang-gia-tri-kinh-te-cao_12
Sưa đỏ còn được trồng nhiều trong các công viên

Đặc điểm sinh lý của cây sưa đỏ

  • Cây sưa thuộc loại cây ưa sáng. Thích hợp với điều kiện thời tiết khác nhau.
  • Thích hợp với loại đất có tầng canh tác không quá dày, đất tơi xốp, và có độ thoát nước tốt.
  • Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây sưa đỏ thuộc dạng trung bình đến nhanh.
  • Cây ít sâu bệnh hại và không cần chăm sóc quá nhiều và tỉ mỉ.

Lợi ích và ứng dụng của cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ làm cây trang trí ngoại cảnh

Cây sưa là một trong những cây cảnh ngoại thất bóng mát chiếm ưu thế trong những dòng cây cảnh. Cây có tán lá rộng phủ bóng khá tốt, lá cây xanh, ít rụng lá, mang lại bóng mát cho không gian và còn tạo màu tươi mát xanh tươi cho con người. Cây sưa đỏ được nhiều người yêu thích, đặc biệt vào thời tiết nóng nực thì dưới bóng cây sưa là sự thư giãn cực kỳ lý tưởng.

cay-sua-do-cay-canh-ngoai-that-mang-gia-tri-kinh-te-cao_17
Cây sưa đỏ có tán rộng, làm cây bóng mát

Hiện nay, sưa đỏ được trồng nhiều ở các dãy đường phố, hay các khuôn viên cuả những nơi vui chơi và làm việc. Ngoài ra trong khuôn viên sân vườn của những ngôi nhà biệt thự, các quán cafe hay các khu chung cư, sưa đỏ cũng được trồng nhiều vừa làm cây cảnh đẹp, tạo không gian xanh, vừa tạo bóng mát cho cả khu vườn.

Cây sưa đỏ là cây lấy gỗ

Gỗ của sưa đỏ được xếp vào dạng gỗ quý. ứng dụng làm nhiều đồ gỗ như tạc tượng, đồ thờ cúng. Các đồ mỹ nghệ được làm từ gỗ cây sưa đỏ đều có giá bán ra thị trường khá cao. Vì thế kinh doanh gỗ từ cây sưa mang lại lợi nhuận rất lớn.

Cây sưa đỏ giúp thanh lọc không khí

Cây làm một trong những phần góp phần làm xanh cho trái đất. Cây có khả năng thanh lọc không khí và giảm tiếng ồn khá tốt. Mang lại cho bầu không khí trong lành và không gian sống thoải mái.

cay-sua-do-cay-canh-ngoai-that-mang-gia-tri-kinh-te-cao_14
Những ngôi nhà gần gũi với thiên nhiên khi trồng sưa đỏ

Cách trồng và chăm sóc cây sưa đỏ

Nhân giống cây sưa đỏ

Cây sưa được nhân giống bằng hạt. Hạt được chọn từ cây mẹ khỏe mạnh và sức sinh trưởng tốt, hạt sạch bệnh và độ nảy mầm cao.

Cách trồng cây sưa đỏ

  • Tiêu chuẩn chọn cây khi đem trồng. Các cây được chọn là cây phải có độ từ 7 tháng hoặc 1 năm tuổi. cây cứng cáp, không sâu bệnh, lá và cành cây tươi tốt, chiều cao cây khoảng 1/2m, rễ cứng và nhiều, đường kính khoanh gốc khoảng 6mm.
  • Đất phù hợp để trồng cây sưa đỏ là các loại đất, vị trí đất thoát nước tốt, có độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
  • Vị trí trồng là các vị trí thoáng mát để cây nhận được ánh sáng tốt nhất.
  • Thời điểm trồng tốt nhất là vào tháng 2 đến cuối tháng 4 là thời điểm thích hợp đối với khu vực miền Bắc, Còn đối với miền nam thì chúng ta nên trồng vào mùa mưa.
  • Mật độ trồng cây tốt nhất là các cây cách nhau khoảng từ 1,5 đến 2 m, khoảng cách các hàng với nhau từ khoảng 3 đến 5m.
  • Chuẩn bị hố trồng phù hợp với diện tích của bầu, cách bầu cây sưa đỏ khoảng 20cm. Hố trồng chúng ta đào trước 1 tháng, bón vôi kết hợp với phân bón hữu cơ, phân chuồng hoặc xơ dừa bên dưới đát hố. Đặt bầu xuốn dưới hố, tháo lớp túi nilong bảo vệ bầu( Khi tháo chúng ta chú ý tránh làm vỡ bầu và ảnh hưởng đến bầu cây quá nhiều). Lấp đất xung quanh bầu, vừa lấp vừa nén đất, giữ cây để cây không bị đổ. Sau đó tưới nước và cắm các cây bảo vệ cây (nếu cần).
cay-sua-do-cay-canh-ngoai-that-mang-gia-tri-kinh-te-cao_15
Sưa đỏ non được ươm trong bầu đất

Chăm sóc cây sưa đỏ

  • Thời gian đầu khi mới trồng trong những tháng đầu,1 đến 4 tháng đầu là thời điểm quan trong, chăm sóc cây thật kỹ để cây hồi xanh và thích nghi tốt với môi trường mới.
  • Nước tưới: Khi mới trồng chúng ta có thể tưới 2 , 3 ngày 1 lần, cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Sau giai đoạn đó khi cây sưa đỏ đã bén rễ và sinh trưởng tốt chúng ta có thể tối giản lần tưới. Và quan sát khi cây cần nước chúng ta phải bổ sung ngay.
  • Phân bón: sau khi trồng 30 ngày đầu tiên chúng ta có thể bón các loại phân bón hữu cơ, hoặc các loại phân bón hóa học( lượng cực nhỏ). Sau đó bón định kỳ 6 tháng đến 1 năm 1 lần loại phân bón NPK(12:5:10) bón với liều lượng từ khoảng 100 đến 150g/ 1 gốc. Bón theo độ tuổi là hợp lý nhất.
  • Chú ý vừa bón phân làm làm cỏ và cắt tỉa các cành lá héo vàng.
  • Sâu bệnh hại: cây sưa đỏ có khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá tốt. Tuy nhiên có một số bệnh và sâu hại vẫn xuất hiện trên cây như sâu đục thân, sâu ăn lá, hay các loại chích hút nhựa cây. Vì thế chúng ta nên quan sát thường xuyên, khi phát hiện các biểu hiện hoặc hiện tượng lạ chúng ta nên tham khảo các cách dùng thuốc, đề xuất để xử lý bệnh kịp thời.

Cây sưa thích ứng tốt với môi trường và điều kiện nước ta. Cây sinh trưởng khá tốt và là cây cảnh mang lại vẻ đẹp đơn giản mà lại mang lại bóng mát và không gian sống trong lành. Vì thế nếu trồng làm cây cảnh ngoại thất, cây công trình, cây trang trí cho khuân viên làm việc, khu công cộng thì cây sưa đỏ là một lựa chọn hợp lý nhất. Nếu bạn là nhà kinh doanh gỗ thì trồng cây sưa là phương án đảm bảo sẽ đem lại lợi nhuận lớn, giá trị kinh tế vô cùng cao.

Nguồn bài viết được tạo bởi : Thiết kế sân vườn việt