san-vuon-nhat-ban san-vuon-trung-quoc san-vuon-chau-au-hien-dai

Cây hoa nguyệt quế dáng đẹp hoa thơm tô điểm đẹp cho sân vườn

3.7/5 - (7 bình chọn)

Cây hoa nguyệt quế là một trong những cây bonsai, cây trồng sân vườn đẹp mang ý nghĩa biểu trưng cho sự uy quyền, vinh quang được rất nhiều người yêu thích và trồng. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế trong bài viết dưới đây!

Nguồn gốc xuất xứ, tên khoa học cây hoa nguyệt quế

  • Tên khoa học: Murraya paniculata
  • Họ: Rutaceae (họ cam)
  • Nguồn gốc: Cây hoa nguyệt quế có xuất xứ bắt nguồn từ khu vực nhiệt đới của Châu Á
cay-hoa-nguyet-que-dang-dep-hoa-thom-to-diem-dep-cho-san-vuon_1

Hoa nguyệt quế là cây thân gỗ, tán rộng

Xem thêm:

Cây hoa nguyệt quế có nhiều loại, có nguyệt quế loại lá nhỏ, lá lớn và còn một loại nữa là loại lá nhỏ thân xoăn. Hiện tại ở nước ta cây nguyệt quế được trồng và mọc ở nhiều nơi, đặc biệt được ứng dụng nhiều trong thiết kế sân vườn biệt thự, thiết kế sân vườn sau nhà hoặc các mẫu tiểu cảnh sân vườn.

Ý nghĩa của cây hoa nguyệt quế

Nguyệt quế là cái tên luôn biểu hiện cho sự vinh quang, chiến thắng. Cây là biểu tượng cho sự chiến thắng và luôn thể hiện sự bùng cháy và sức mạnh của niềm tin và sự chiến đấu. Từ xa xưa cây nguyệt quế đã được mọi người dùng trồng làm cây đuổi các điềm dữ, các tà ma, các điều xấu không may mắn đến với gia đình.

Vì thế mà cây hoa nguyệt quế được trồng không chỉ làm cảnh mà còn mang ý nghĩa phong thủy, mang đến thành công thắng lợi cho các thành viên trong gia đình và ngoài ra còn mang đến nhiều may mắn, xua đuổi các điều xấu đến với gia đình.

cay-hoa-nguyet-que-dang-dep-hoa-thom-to-diem-dep-cho-san-vuon_12

Hình ảnh hoa nguyệt quế màu trắng

Đặc điểm nổi bật của cây hoa nguyệt quế

Đặc điểm thực vật học cây hoa nguyệt quế

  • Thân: Hoa nguyệt quế thuộc dạng thân gỗ, có chiều cao khoảng từ 4 đến 7m. Thân của cây có màu thâm nâu, lúc non thân có màu xanh, thân có nhiều nhánh nhỏ.
  • Lá: Lá của cây hoa nguyệt quế có màu xanh nhẵn bóng, lá mọc nhiều, hình bầu và có đầu nhọn. lá có độ dày và cứng cáp.
  • Hoa: Hoa màu trắng, có mùi thơm nhẹ nhàng. Hoa mọc thành các cụm, các cụm khoảng chừng 4 đến 7 bông, hoa có 5 cánh các cánh xé nở bung ra ngoài để lộ nhị và nhụy, trông rất đẹp mang sức hút nhẹ nhàng. Khi hoa nở thường bung cong các cánh ra và tỏa mùi thơm cực kỳ cuốn hút. Hoa thường nở vào đầu mùa hè, cuối mùa xuân.
  • Quả: Qủa của cây hoa nguyệt quế thuộc dạng quả mọng nước, nhiều thịt, có chia múi. Qủa hình tròn hoặc hình trứng, khi non có màu xanh, khi chín có màu đỏ.
cay-hoa-nguyet-que-dang-dep-hoa-thom-to-diem-dep-cho-san-vuon_13

Hình ảnh quả hoa nguyệt quế

Đặc điểm sinh thái của cây cây hoa nguyệt quế

  • Cây có sức sinh trưởng tốt, thích hợp và mọc nhiều ở các khu vực ven sông.
  • Là loại cây không đòi hỏi sự chăm sóc cầu kỳ và thích hợp với nhiều loại đất trồng môi trường sống khác nhau.
  • Cây ưa sáng và thích hợp với độ PH trung bình. Thường cây rất ít sâu bệnh hại.

Lợi ích và ứng dụng của cây hoa nguyệt quế

Cây hoa nguyệt quế làm đẹp cho sân vườn

Lợi ích đầu tiên mà cây nguyệt quế mang lại là làm đẹp cho không gian, cho căn nhà của bạn, khuôn viên, là cây cảnh được rất nhiều người mến mộ. Vì không chỉ làm đẹp mà còn mang lại cho không gian một mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu làm cho tinh thần thư giãn thoải mái.

Thông thường, nguyệt quế sẽ được trồng làm hàng rào, trồng làm tiểu cảnh sân vườn hoặc trồng trong chậu bonsai để trước nhà hoặc trong nhà đều đẹp. Ngoài ra cây hoa nguyệt quế còn được trồng nhiều trong các sân vườn biệt thự, sân vườn của quán cafe,… vừa làm đẹp, vừa tạo nên không gian thư giãn, thoải mái cho mọi người.

cay-hoa-nguyet-que-dang-dep-hoa-thom-to-diem-dep-cho-san-vuon_15

Hàng rào hoa nguyệt quế mang lại vẻ đẹp bắt mắt

Cây hoa nguyệt quế làm dược liệu

Không thể nhắc đến công dụng tuyệt vời của nguyệt quế là một lại cây ứng dụng trong dược liệu cực kỳ tốt. Cây chữa được các bệnh về tiêu hóa, làm ấm cơ thể, chống viêm nhiễm, cây có tính làm lành cao, làm giảm đau rất tốt. Ngoài ra các bệnh được dùng hoa nguyệt quế để chữa như các bệnh về hô hấp, tốt cho tim mạch, các bệnh về tiểu đường, về đường tiết niệu…vv Và làm cho tinh thần thoải mái giảm stress.

Tuy nhiên có một số lưu ý khi chúng ta sử dụng cây hoa nguyệt quế. Chúng ta chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên dùng lung tung tránh các tình trạng bị kích ứng hoặc tác dụng phụ.

Ngoài làm cây cảnh hay dược liệu, cây còn rất nhiều công dụng khác được sử dụng trong ẩm thực. Thành phần lá của cây được ứng dụng trong các món ăn làm tăng thêm mùi thơm và màu sắc.

cay-hoa-nguyet-que-dang-dep-hoa-thom-to-diem-dep-cho-san-vuon_18

Hoa nguyệt quế ứng dụng nhiều làm tiểu cảnh sân vườn

Cách trồng và chăm sóc cây hoa nguyệt quế trong sân vườn

Cách trồng cây hoa nguyệt quế trong sân vườn

Có nhiều cách để nhân giống và trồng nguyệt quế bao gồm nhân hữu tính, chiết cành, ghép mắt hoặc giâm cành.

Phương pháp nhân hữu tính, sử dụng hạt để gieo. Hạt được chọn gieo phải là từ cây mẹ khỏe mạnh, hạt không bị nhiễm bệnh và già chắc. Tuy nhiên phương pháp nhân giống cây hoa nguyệt quế này người ta sử dụng vì tỷ lệ nảy mầm và khả năng sống sót của cây không cao và mất thời gian.

Phương pháp trồng thứ 2 được nhiều người sử dụng là chiết cành, ghép mắt hoặc giâm cành. Các phương pháp này đều nhanh và tỷ lệ sống sót cao.

  • Chiết cành: khi chúng ta chiết việc quan trọng đầu tiên đó là cành được chọn phải là cành luôn sạch bệnh, khỏe và chắc, đã có 2 năm ra hoa.
  • Ghép mắt: đối với mắt ghép cũng tương tự, việc lựa chọn gốc ghép vô cùng quan trọng, gốc ghép được chọn là loại gốc cây hoa nguyệt quế không sâu bệnh, khỏe mạnh và có sức sinh trưởng tốt. Đây là phương pháp được nhiều biết đến và ứng dụng nhiều vì rất đơn giản và dễ thực hiện lại mang lại hiệu quả cao.
  • Giâm cành: là hình thức dễ tuy nhiên khi giâm chúng ta nên sử dụng thêm thuốc kích thích ra rễ để làm cho quá trình giâm cành thêm hiệu quả cao.
cay-hoa-nguyet-que-dang-dep-hoa-thom-to-diem-dep-cho-san-vuon_19

Cây hoa nguyệt kế được ươm trong chậu

Cách chăm sóc cây hoa nguyệt quế trong sân vườn

  • Nước: Yêu cầu về nước là yếu tố quan trọng với tất cả cây trồng, đối với nguyệt quế nước chúng ta mới trồng có thể tưới 1 ngày 1 lần. Vì nguyệt quế yêu cầu cao về nước, chúng thích ứng với môi trường nước rất tốt. Tuy nhiên cũng tránh tình trạng để ngập úng xảy ra với cây.
  • Đất: Đât phù hợp với cây hoa nguyệt quế là loại đất thịt có thể lẫn một ít cát, có độ tơi xốp và độ thoát nước tốt. Độ PH thích hợp là trong khoảng từ 4 đến 7.
  • Ánh sáng: Là một dạng cây yêu thích ánh sáng, vì thế yêu cầu ánh sáng quan trọng với nguyệt quế để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Khi trồng chúng ta nên chú ý đến những cây bên cạnh làm ảnh hưởng đến quá trình nhận ánh sáng của cây. Nếu trồng cây trong chậu chúng ta nên thực hiện phơi nắng 2 tiếng cho cây vào buổi sáng sớm cho cây.
  • Phân bón: cây hoa nguyệt quế là cây dễ chăm sóc tuy nhiên chúng ta nên bổ sung thêm phân bón cho cây để cây sinh trưởng tốt hơn, chúng ta có thể bón các loại phân vi lượng, hoặc NPK, 1 tháng 1 lần.
  • Cắt tỉa và thay chậu: nên quan sát quá trình sinh trưởng của cây để chúng ta có thể chăm sóc tốt nhất cho cây, cắt tỉa bớt các cành lá héo, vàng sâu bệnh hoặc quá già sát gốc để tạo độ thoáng cho cây. Thực hiện thay chậu và bổ sung thêm đất mới để cây hoa nguyệt quế thích ứng tốt. khoảng 5 đến 6 tháng chúng ta nên thay chậu một lần.
  • Sâu bệnh: cây rất ít khi găp sâu bệnh hại,nhưng chúng ta nên quan sát thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời để xử lý cách triệt để và hiệu quả

Cây hoa nguyệt quế là dạng cây cảnh, cây bonsai đang được rất nhiều người yêu thích và trồng ở nhiều nơi. Bởi cây không chỉ là cây cảnh đẹp mà cây còn mang lại nhiều lợi ích cho con người, ngay từ không gian, đến ẩm thực và góp phần vào các dược liệu để chữa bệnh. Điều tuyệt vời ở cây mà bạn nên trồng cây hoa nguyệt quế là cây mang rất nhiều điều may mắn, thành công và xua đuổi các điều xấu điều dữ. Là cây phong thủy mang lại nhiều điều bình an cho chính các thành viên trong gia đình bạn.

Nguồn bài viết: Thiết kế sân vườn Việt