Cách trồng và chăm sóc cây hoa hạnh phúc cho vườn nhà rực rỡ sắc hoa
thiet-ke-doi-tung san-vuon-nhat-ban san-vuon-trung-quoc san-vuon-chau-au-hien-dai

Cách trồng và chăm sóc cây hoa hạnh phúc cho vườn nhà rực rỡ sắc hoa

3.4/5 - (7 bình chọn)

Cây hạnh phúc là cây phong thủy luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc và điều tốt lành yên bình cho gia đình. Cây có lá xanh mướt và tươi mới là biểu tượng cho sự hy vọng, luôn tràn trề niềm tin và sự tươi sáng.

Nguồn gốc xuất xứ, tên khoa học cây hoa hạnh phúc

  • Tên khoa học: Heteropanax
  • Tên thường gọi: cây hoa hạnh phúc
  • Họ: cây thuộc họ Araliaceae ( Họ Cuồng Cuồng)
  • Nguồn gốc: xuất xứ từ vùng Nam Âu và khu vực Tây Á sau đó du nhập vào các nước, trong đó có Việt Nam.
cach-trong-va-cham-soc-cay-hoa-hanh-phuc-cho-vuon-nha-ruc-ro-sac-hoa_1
Hoa hạnh phúc bắt nguồn từ các nước

Xem thêm:

Đặc điểm nổi bật của cây hoa hạnh phúc

Đặc điểm thực vật học cây hoa hạnh phúc

Loài hoa mang vẻ đẹp vô cùng quý phái, sang trọng và đầy sức hút này có những đặc điểm thực vật học như sau:

  • Thân: Cây hoa hạnh phúc thuộc dạng cây bụi, thân gỗ, ngày nay tùy từng vào nhu cầu của người trồng mà các cây được giữ chiều cao và dáng uốn cây khác nhau. Nhưng thường các cây được trồng đều mục đích là cây bóng mát và trồng khuân viên nên chiều cao của cây thường rất cao, có chiều cao khoảng từ 10 đến 16m. Thân cây cứng, bên trong có các khoanh vỏ nhìn rất đẹp. Thân có rất nhiều nhánh từ thân chính, tán của cây rất rộng khoảng 6 đến 8m.
cach-trong-va-cham-soc-cay-hoa-hanh-phuc-cho-vuon-nha-ruc-ro-sac-hoa_12
Hoa của cây hạnh phúc bám trực tiếp vào thân cây
  • Hoa: Hoa là màu sắc nổi bật nhất mà cây hoa hạnh phúc mang lại, hoa có màu hồng tím, pha chút một ít màu trắng, hoa mọc thành từng chùm, từng thảm, và mọc xung quanh cây, từ cành cho đến nhánh. Điều đặc biệt là cây có sự thay đổi về màu sắc của hoa rất lạ và độc đáo, khi mới ra hoa có màu tím hơi đậm, đến khi hoa đã to và lớn dần thì hoa chuyển dần sang màu hơi xanh pha lẫn tím và trắng trông rất đẹp và mộng mơ. Hoa thường nở vào cuối mùa xuân.
  • Lá: Lá của cây hoa hạnh phúc thường rẩ dễ rụng, khi rụng để lộ hoàn toàn cây toàn một màu tím hồng của hoa rất đẹp. lá của cây có hình trái tim, là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu, lá cũng có sự chuyển màu theo sự sinh trưởng, khi còn non lá của cây có màu tím, sau đó phát triển dần thành màu xanh, khi đến mùa thu lá của cây sẽ chuyển sang màu vàng cam đặc trưng và rụng.
  • Qủa: Qủa tương tự như quả đậu.
cach-trong-va-cham-soc-cay-hoa-hanh-phuc-cho-vuon-nha-ruc-ro-sac-hoa_14
Những chùm hoa hạnh phúc nhỏ bám dọc theo thân cây

Đặc điểm sinh thái của cây cây hoa hạnh phúc

  • Là cây thuộc các nước Châu Âu, hoa hạnh phúc có sức sống, mức độ sinh tồn của cây cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt, khó khăn.
  • Hoa hạnh phúc dễ thích nghi và dễ thuần hóa ở nhiều điều kiện của nhiều nước khác. Ít sâu bệnh, không đòi hỏi sự chăm sóc quá cầu kỳ và sinh trưởng mạnh.

Lợi ích và ứng dụng của cây hoa hạnh phúc

Loài hoa này nghe tên là được nhiều người mến mộ, nhưng cái được ưa chuộng hơn cả là chính cây mang lại rất nhiều lợi ích cho con người.

Cây hoa hạnh phúc làm cây cảnh

Điều đầu tiên mà hoa hạnh phúc mang lại đó là vẻ đẹp tuyệt hảo mà cây mang lại. Cây không chỉ cho hoa đẹp mà còn cho cả lá đẹp, tác phẩm mà cây mang lại cho thiên nhiên thật là tuyệt vời. Nếu trong tiết trời mùa xuân, hay mùa thu mà được ngắm nhìn những bông hoa hạnh phúc thì thật là điều quá ư là thích thú. Hoa hạnh phúc làm đẹp cho không gian sống, bởi sức tím cuốn hút, mộng mơ, tạo bóng mát cho chính căn nhà của bạn, hoặc tại nơi công viên hoặc bất cứ khu đường đi nào.

cach-trong-va-cham-soc-cay-hoa-hanh-phuc-cho-vuon-nha-ruc-ro-sac-hoa_18
Cây hoa hạnh phúc thường được trồng ở trước nhà

Đặc biệt nếu như trong các mô hình thiết kế cảnh quan sân vườn có sử dụng hoa hạnh phúc chắc chắn sẽ tạo nên một điểm nhấn nổi bật cho ngôi nhà và không gian sống của bạn. Chính vì vậy loài cây này được ứng dụng rất nhiều trong việc thiết kế tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản hoặc các mẫu tiểu cảnh sân vườn biệt thự ngày này.

Cây hoa hạnh phúc ứng dụng trong ẩm thực

Ngoài ra loài cây này còn được ưu ái vì nó còn được sử dụng trong ẩm thực. Hoa và quả của cây đều là 2 phần của cây ăn được và được dùng trong nhiều món ăn. Hương vị mà hoa mang lại vừa có vị ngot nhẹ nhàng mà lại đượm một chút vị thanh chua. Được sử dụng nhiều trong các món súp, bánh, các món xào…vv và rất nhiều món khác. Vừa điểm thêm màu sắc cho món ăn và lại vừa bổ sung nhiều chất đặc biệt là vitamin C. Ngoài ứng dụng trong nấu ăn, hoa và nụ của cây hoa hạnh phúc còn có thể làm đồ uống và làm thuốc rất hiệu quả.

cach-trong-va-cham-soc-cay-hoa-hanh-phuc-cho-vuon-nha-ruc-ro-sac-hoa_121
Không chỉ đẹp ở hoa, lá của cây hạnh phúc cũng hấp dẫn người xem

Một số ứng dụng khác của cây hoa hạnh phúc

Bên cạnh các lợi ích kể trên, hoa hạnh phúc còn có thể tận dụng được phần thân gỗ bên trong. Gỗ của cây được ứng dụng làm nhiều đồ trang trí nội thất, vì thân khoanh gỗ của cây có các đường vòng rất bắt mắt và độc đáo.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa hạnh phúc

Cách trồng cây hoa hạnh phúc

Chuẩn bị cây giống, đất trồng hoặc chậu trồng (nếu trồng trong chậu) là điều đầu tiên chúng ta phải làm.

cach-trong-va-cham-soc-cay-hoa-hanh-phuc-cho-vuon-nha-ruc-ro-sac-hoa_1212
Cây hoa hạnh phúc được ươm trong bầu đất

Đối với cây trồng trực tiếp xuống đất

  • Đào hố trồng, hố đào rộng lớn hơn đường kính của bầu cây giống là 2 đến 3 lần và bằng chiều cao của bầu.
  • Đặt bầu vào hố, tháo bỏ các túi nilong bó bầu, lưu ý khi tháo túi nilong chúng ta tránh làm ảnh hưởng đến bầu, vỡ bầu. Sau đó lấp đất xung quanh bầu, dùng tay nén để bầu cây hoa hạnh phúc không bị ngả nghiêng. Đât lấp chúng ta có thể bổ sung thêm lộn với phân hữu cơ.
  • Tưới nước cung cấp độ ẩm cho cây khi trồng xong.

Đối với cây trồng trong chậu

  • Chọn chậu là các chậu có lỗ phía dưới, để thoát nước một cách tốt nhất.
  • Giống trồng trong hố, chúng ta cũng đặt bầu vào giữa chậu, sau đó tháo lớp vỏ nilong bên ngoài của bầu, và lấp đất xung quanh bầu để cây ổn định và vững hơn.
  • Sau khi trồng cây hoa hạnh phúc chúng ta bổ sung nước cho cây .
cach-trong-va-cham-soc-cay-hoa-hanh-phuc-cho-vuon-nha-ruc-ro-sac-hoa_1345
Hoa hạnh phúc giúp khuôn viên đẹp hơn

Cách chăm sóc cây hoa hạnh phúc

  • Nước: yêu cầu nước sau khi trồng là quan trọng nhất. Sau khi trồng chúng ta cung cấp đủ nước cho cây, không nên tưới quá nhiều tránh tình trạng ngập úng. Sau khi cây đã cứng cáp, 2 ngày hoặc 1 ngày chúng ta nên tưới 1 lần. Tưới lượng vừa đủ ẩm đất. Nếu thời tiết mát, chúng ta quan sát đất, nếu khô quá chúng ta mới nên tưới.
  • Ánh sáng: cây hoa hạnh phúc có khả năng sống trong bóng mát, tuy nhiên ánh sáng đối với cây là một phần rất quan trọng. chúng ta nên đặt các chậu cây ở các vị trí như cửa sổ hoặc ban công để cây có thể nhận được ánh sáng tốt nhất( đối với các cây trồng trong chậu). Còn các cây trồng trực tiếp chúng ta có thể chọn các vị trí trồng như trước nhà, sân, khuân viên..vv
  • Phân bón: Việc bón phân dùng cho cây hoa hạnh phúc cũng là điều quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và ra hoa của cây. Chúng ta có thể bón các loại phân như NPK theo liều lượng 20-13-13 sử dụng 1 lần 1 tháng.
  • Cắt tỉa: Khi đã hết mùa hoa, hoa đã tàn, chúng ta quan sát và loại bỏ một số cành lá khô hoặc chết. Sau đó bổ sung thêm phân bón, các loại phân vi lượng cho cây để cây hồi lại.
  • Sâu bệnh: cây hoa hạnh phúc rất ít sâu bệnh hại tuy nhiên các trường hợp xảy ra là các bệnh về thối rễ, hay đốm lá. Vì thế chúng ta nên quan sát theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lý các bệnh làm ảnh hưởng đến cây.

Hoa hạnh phúc là loại cây mang vẻ đẹp vô cùng quyến rũ và quý phái pha một chút mộng mơ. Cây mang lại cho không gian sống thêm màu sắc tươi mới. Cây có rất nhiều lợi ích, là thành phần tuyệt vời trong ẩm thực, là vị mới trong thức uống, và là vị thuốc tốt trong y dược. Ngoài ra cây còn là cây phong thủy mang lại tài lộc, an bình, tươi vui, may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Vậy nếu lựa chọn cây cảnh trồng cho ngôi nhà thì cây hoa hạnh phúc là một lựa chọn vô cùng tuyệt vời.