san-vuon-nhat-ban san-vuon-trung-quoc san-vuon-chau-au-hien-dai

Cây cơm cháy – Thảo dược quý không thể thiếu trong mỗi khu vườn

Rate this post

Cơm cháy là một trong những cây thuốc ứng dụng chữa được nhiều bệnh, là vị thuốc quan trọng và hữu ích trong đông y và tây y. Cây cơm cháy chủ yếu trồng làm cây thuốc ngoài ra cây còn nhiều công dụng khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây này trong bài viết dưới đây.

Tên thường gọi, tên khoa học và nguồn gốc xuất xứ của cây cơm cháy

  • Tên thường gọi: cây cơm cháy.
  • Tên gọi khác: cây sóc dịch, hay cây cốt thảo…vv và còn một số tên gọi khác.
  • Tên khoa học Sambucus javanica Reinw. ex Blume
  • Họ: cơm cháy.
cay-com-chay-thao-duoc-quy-khong-the-thieu-trong-moi-khu-vuon_1

Bụi cây cơm cháy đen

Xem thêm:

Đăc điểm thực vật cây cơm cháy

  • Thân: cơm cháy thuộc loại thân gỗ nhỏ, chiều cao của cây cao bình thường khoảng 2m đến 4m. Thân cây tròn, vỏ nhẵn, có màu xanh nâu. Thân chính có nhiều cành, bên trong thân xốp. Đối với các cành non thì bên trong xốp trắng.
  • Lá: Lá của cây cơm cháy có màu xanh, hình thức mọc đối, mép lá chia các răng cưa, lá cây không quá cứng, lá kép lẻ gồm 3-9 lá chét. Cuống lá dài khoảng 5 đến 6cm. phía cuống sát với cành tạo thành bẹ bao lại rất cứng chắc. Chiều dài lá khoảng 9 đến 14cm, chiều rộng của lá khoảng 4cm.
  • Hoa: Hoa cơm cháy có màu trắng tinh khôi, hoa mọc ở đỉnh ngọn, mọc thành từng cụm, chùm hoa. Khi nở cả cụm hoa to trông giống như chiếc lá bản lớn. mỗi bông hoa trong cụm hoa có kích thước bé. Kích thước cả cụm hoa lớn đường kính hoa có thể lên tới 45cm. Hoa thường nở vào tháng 5 đến tháng 8.
  • Quả: sau khi quá trinh ra hoa kết thúc quả của cây cơm cháy xuất hiện. Qủa cơm cháy có hình tròn. Quả mọc thành các chùm, quả mọng nước có màu đen, hoặc lúc đầu có màu đỏ đậm. Bên trong quả có hạt, mỗi quả có khoảng từ 2 đến 3 hạt. Thông thường thì có 3 hạt. Hạt của quả dạng hạt dẹt. quả thường ra vào tháng 9 đến tháng 11, chúng ta có thể thu hoạch quả vào tháng của mùa hè – thu. Mỗi chùm quả của cây cơm cháy có rất nhiều quả, dạng như chùm nho, quả rũ xuống.
cay-com-chay-thao-duoc-quy-khong-the-thieu-trong-moi-khu-vuon_12

Hoa cơm cháy có màu trắng ngà

Lợi ích và ứng dụng của cây cơm cháy

Chủ yếu cơm cháy được sử dụng làm thuốc, ngoài ra có một số bộ phận của cây còn ứng dụng trong làm nước uống, ngâm rượu, làm siro, hay còn được dùng trong nấu ăn.

Cây cơm cháy làm loại thảo dược quý

Tác dụng chính nhất của cơm cháy là dùng trong y học. Các bộ phận có thể dùng để chữa bệnh như lá, thân, rễ, quả và có cả hoa

  • Cây cơm cháy có vị chua, và mang tính ấm nên cây được sử dụng để chữa các bệnh như đau nhức, đặc biệt là các bệnh về xương khớp như phong thấp, nhức xương, bong gân, gãy xương, các bệnh về đường tiêu hóa, làm nhuận đường ruột, lợi tiểu…vv.
  • Đối với các bệnh về ngoài da như lở loét, mụn cũng có thể dùng bài thuốc về cây cơm cháy để chữa. Cây có tính ấm cao, nên chữa các bệnh do chấn thương để lại, vết thương rất mau lành.
  • Sử dụng lá của cây cơm cháy để dùng nấu nước tắm cho những người mới sinh rất tốt, có thể tránh được sự sưng đầu ty.
cay-com-chay-thao-duoc-quy-khong-the-thieu-trong-moi-khu-vuon_14

Quả của cây cơm cháy có màu đen, mọc thành từng chùm

Vì quả của cơm cháy có tính độc nên chúng ta không nên ăn trực tiếp quả, các bài thuốc đông y hoặc tây y khi có thành phần cơm cháy chúng ta phải có sự tư vấn của các bác sĩ để tránh những tình huống bị kích ứng với thuốc.

Những ứng dụng khác của cây cơm cháy

  • Quả: Qủa cơm cháy được mọi người dùng ngâm rượu, hay còn được ép làm nước uống, ngâm dạng siro để pha đồ uống. Ngoài ra quả của cây còn được dùng trong nấu ăn, có rất nhiều món ăn được sử dụng quả của cây cơm cháy để tạo thêm hương vị. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý khi sử dụng quả cơm cháy, vì quả có chứa chất không tốt, làm tổn hại đến bộ phận dạ dày, đại tràng, vì thế khi sử dụng quả chúng ta cần chế biến trước khi sử dụng, chúng ta phải nấu chín quả để loại bỏ các chất không tốt có trong quả, sau đó mới sử dụng.
  • Hoa: đối với bộ phận hoa của cây cũng góp phần rất nhiều ứng dụng, có thể làm đồ ăn trong các món ăn, hoặc có thể làm soda từ hoa. Ngoài ra hoa có màu trắng rất thuần khiết nên rất nhiều người yêu thích và sử dụng làm hoa cắm trong nhà, để làm tăng thêm màu sắc cho căn nhà.
  • Ngoài những công dụng nhắc trên cây cơm cháy còn có nhiều công dụng ngoài khác như dùng nước ép của quả cho nhuộm tóc. Gỗ của cơm cháy còn được dùng để làm một số dụng cụ như lược, các que sử dụng trong nấu nướng xiên các đồ ăn..vv
cay-com-chay-thao-duoc-quy-khong-the-thieu-trong-moi-khu-vuon_18

Trà thảo dược cơm cháy chứa nhiều chất dinh dưỡng

Cách trồng và chăm sóc cây cơm cháy

Cách trồng cây cơm cháy

Trước khi trồng cây cần thực hiện các bước sau:

  • Nhân giống: Cách nhân giống đang được sử dụng phổ biến là nhân giống hữu tính. Sử dụng hạt của cây mẹ để gieo trồng cho các vụ tiếp theo. Hạt được chọn là các hạt chắc, sạch bệnh, nấm mốc và có khả năng nảy mầm tốt.
  • Thời gian trồng: Cây cơm cháy thích hợp trồng ở thời điểm đầu mùa xuân ở khu vực miền bắc, và nếu trồng trong miền nam thì thời điểm đầu mùa mưa là thời gian tuyệt vời để trồng.
  • Nhiệt độ: Cơm cháy có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt, cây chịu lạnh rất tốt tuy nhiên lại không chịu được với điều kiện nhiệt độ cao. Vì thế mà nền nhiệt phù hợp nhất để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ 9 đến 26 oC
  • Đất trồng: Cây cơm cháy có khả năng thích hợp với nhiều loại đất trồng khác nhau, tuy nhiên loại đất phù hợp nhất để cây sinh trưởng tốt nhất là loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, loại đất đầy đủ chất dinh dưỡng. độ PH thích hợp là 5 đến 6,5.
cay-com-chay-thao-duoc-quy-khong-the-thieu-trong-moi-khu-vuon_19

Cơm cháy là cây dễ trồng và chăm sóc

Tiến hành trồng cây cơm cháy:

  • Đào hố để trồng: Hố trồng chúng ta nên đào trước 1 tháng, rắc vôi và bổ sung thêm phân bón, loại phân chuồng hoặc phân hữu cơ, đảo lộn đều dưới hố. Kích thước hố đào khoảng 50x50x50cm.
  • Đặt bầu cây xuống tháo bỏ các túi nilong và dây quấn xung quanh bầu cây. Đặt bầu cây cơm cháy thẳng và lấp đất xung quanh vừa lấp vừa nén cho cây giữ chặt, lấp cao rên mắt gốc khoảng 2 đến 3 cm. sau khi trồng chúng ta tưới nước cho cây.
  • Chúng ta có thể sử dụng thêm các cây chống chắn xung quanh phòng trừ các tác nhân xấu gây hại đến cây.

Cách chăm sóc cây cơm cháy

Cơm cháy có khả năng sinh trưởng và phát triển khá tốt. Sau khi trồng cây cơm cháy, bạn vẫn nên duy trì chăm sóc cho cây.

  • Nước tưới: Yêu cầu về nước tưới đối với cây không khắt khe quá. Sau khi trồng là giai đoạn cần nước nhất của cây, chúng ta nên kiểm tra độ ẩm của đất thường xuyên, có thể tưới 1 tuần 3 lần. Thời gian tưới vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát, tránh tưới cây cơm cháy vào khung thời gian nhiệt độ cao, sẽ làm cây chết. Sau khoảng 4 đến 5 tháng khi cây cứng cáp thì chúng ta có thể giảm lượt tưới xuốn để hợp lý với cây. Tránh tưới ngập, dễ làm cây bị úng và thối rễ.
  • Phân bón: 6 tháng đầu chúng ta có thể bón NPK (15-15-15) 100gram/1 hố /1 lần. Ngoài ra chúng ta có thể bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ, các loại phân hoai mục. Khi bón phân chúng ta nên thực hiện xới xáo cỏ và vun gốc để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Cây cơm cháy là một trong những cây thuốc được trồng nhiều, vì cây là vị thuốc ứng dụng nhiều trong đông y và tây y. Ngoài ra cây còn có ứng dụng nhiều trong ẩm thực, trồng cây cơm cháy không chỉ có ứng dụng nhiều cây nở hoa còn mang lại vẻ đẹp đơn sơ và giản dị.