Cây lưỡi hổ - Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây lưỡi hổ
thiet-ke-doi-tung san-vuon-nhat-ban san-vuon-trung-quoc san-vuon-chau-au-hien-dai

Cây lưỡi hổ – Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Rate this post

Cây lưỡi hổ được xếp hạng là 1 trong 10 cây trồng trong nhà có khả năng thanh lọc, giải độc khí tốt nhất. Theo phong thủy, trồng cây lưỡi hổ trong nhà còn mang lại ý nghĩa phong thủy lớn, xua đuổi tà khí, mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ như nào để phát huy hết tác dụng của nó thì không phải ai cũng biết. Cùng tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

Cây lưỡi hổ – Cây trồng trong nhà được ưa chuộng

Cây lưỡi hổ hay còn có tên gọi khác là cây lưỡi cọp, cây vĩ hổ, tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Lưỡi hổ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tây Phi, thuộc họ Măng tây, thường cao trung bình khoảng 50-60 cm. Hiện nay trên thế giới có tới 70 loài khác nhau, phổ biến nhất là lưỡi hổ thái, lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ vàng,…

Cây lưỡi hổ gần như không có thân trên mặt đất mà chỉ có gốc, lá và bộ rễ. Lá lưỡi hổ mọc từ gốc thẳng đứng từ gốc lên, dạng dẹt, mọng nước, đầu lá sắc nhọn như mũi mác, tuy nhiên sờ vào thấy thân rất mềm.

0-y-nghia-cua-cay-luoi-ho_1
Lưỡi hổ được trồng rất nhiều trong nhà trang trí và thanh lọc không khí

Cây lưỡi hổ nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ cho hoa (khoảng tháng 9 – tháng 2 năm sau), cuống hoa dài, bông mọc thành từng nhánh dọc theo cuống hoa, cánh hoa màu trắng xanh hoặc trắng vàng. Theo phong thủy, cây lưỡi hổ ra hoa là điềm báo tốt, báo trước gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, công danh sự nghiệp thăng tiến, thuận lợii.

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Ở Việt Nam, cây lưỡi hổ được trồng nhiều để trang trí trong nhà, trong văn phòng làm việc để tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Bên cạnh đó, đây còn là cây trồng trong nhà không cần ánh sáng có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, giúp hấp thụ chất độc hại, sóng điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử. 

  • Trồng lưỡi hổ giúp thanh lọc không khí: Theo công bố của NASA cây lưỡi hổ đã có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, vì cây có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde. Chính vì vậy cây rất thích hợp để trồng trong nhà, trong các khu văn phòng, tòa cao tầng hoặc bệnh viện.
  • Cây lưỡi hổ có tác dụng giảm dị ứng ở da: Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, lá lưỡi hổ rất mọng nước, có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm tương tự như cây nha đam. Khi bị bỏng, rộp da nhẹ hoặc cháy nắng, dị ứng nổi mẩn ngứa, có thể cắt lá lưỡi hổ bôi phần nhựa vào vết thương để sát khuẩn, hạn chế để lại vết thâm.
  • Dùng làm nước súc miệng: Gel lưỡi hổ có tính kháng khuẩn, mùi thơm dễ chịu đi cùng đặc tính thảo dược, do đó khi sử dụng gel của cây như một dung dịch xúc miệng sẽ giúp giảm sâu răng, khử hôi miệng và trị chứng chảy máu chân răng.
  • Điều trị bệnh đường tiêu hóa: Aloin, aloe-emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được cải thiện hiệu quả, kích thích tiêu hoá tốt. Có thể lấy lá cây lưỡi hổ để dùng làm nước ép uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu, giảm nóng trong người.
  • Tạo giấc ngủ ngon: Khác với những loại cây khác vào ban đêm lưỡi hổ thường nhả khí CO2, ban đêm cây hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết, cho môi trường trong lành giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
0-y-nghia-cua-cay-luoi-ho_17
Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí

Lưu ý:  Các nghiên cứu cho thấy trong lá cây lưỡi hổ có chứa độc tố. Nếu ăn phải lá cây lưỡi hổ thì sẽ có cảm giác đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Các triệu chứng trúng độc từ cây lưỡi hổ gần giống như bị rối loạn tiêu hóa thông thường. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên đặt chúng cách xa tầm tay của trẻ em và thú cưng.

Ý nghĩa của cây lưỡi hổ theo phong thủy học

Phong thủy cây lưỡi hổ

Theo thuyết phong thủy, trồng cây lưỡi hổ trong nhà có ý nghĩa lớn trong việc xua đuổi ma quỷ, trừ tà và những điều không may mắn cuộc sống, mang may mắn, tài lộc cho gia chủ nên được trồng rất nhiều trong gia đình, văn phòng làm việc hoặc tại công ty, doanh nghiệp.

  • Theo quan niệm của văn hóa phương Đông, lá lưỡi hổ có hình dáng tựa như thanh kiếm sắc nhọn, mọc thẳng đứng uy nghi, tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm nên có khả năng xua đuổi tà khí, ngăn chặn những điều xui rủi có thể xảy đến với gia chủ.
  • Tại Trung Quốc, cây lưỡi hổ với dáng vẻ uy nghi, mạnh mẽ, là biểu tượng của sự hưng thịnh. Người Trung Quốc quan niệm, nếu bạn trồng lưỡi hổ trong nhà, 8 vị thần sẽ ban tặng bạn tám đức tính quý giá gồm: Thịnh vượng, sắc đẹp, trường thọ, thông minh, khỏe mạnh, nghệ thuật, sức mạnh và tài năng thơ ca.
  • Đặc biệt, theo quan niệm từ xa xưa, những người trồng cây lưỡi hổ ra được hoa thì sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, thuận lợi trong công việc và các mối quan hệ.
0-y-nghia-cua-cay-luoi-ho_12
Lưỡi hổ có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau, mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp

Với ý nghĩa phong thủy lớn, cây lưỡi hổ không chỉ được trồng trong gia đình mà còn là một món quà tặng ý nghĩa dành cho đối tác, bạn bè, người thân trong các dịp đặc biệt như tân gia, mừng năm mới.

Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì, tuổi gì?

Theo các chuyên gia phong thủy, cây lưỡi hổ có 2 dải lá màu xanh và vàng, hình thanh kiếm sắc nhọn rất hợp với người mệnh Thổ và mệnh Kim. Độ tuổi tương ứng với 2 mệnh này gồm:

  • Mệnh Kim: Tân Hợi, Canh Tuất, Quý Mão, Nhâm Dần,…
  • Mệnh Mộc: Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Tân Mão, Nhâm Tý,…

Người mệnh Kim, Thổ nếu trồng cây lưỡi hổ, đặt ở Hướng Đông Nam, hướng Nam và các góc phía Đông sẽ như lá bùa hộ mệnh giúp người thuộc 2 bản mệnh này có được vận thế tốt, sự nghiệp hanh thông.

Đặc biệt, cây lưỡi hổ rất hợp với người tuổi Ngọ, những người tuổi này khi trồng cây trong nhà sẽ giúp xua đi vận khí không tốt, hút điềm lành, may mắn cho gia chủ. Hình ảnh những chiếc lá lưỡi hổ vươn thẳng đứng, cứng cáp rất hợp với tính cách mạnh mẽ, tự tin, nhiệt huyết, hướng ngoại của người tuổi Ngọ. Tuy nhiên những người tuổi Ngọ thuộc mệnh Hỏa (Mậu Ngọ) khi trồng lưỡi hổ cần tránh trồng cây thủy sinh sẽ phạm phải xung khắc, dễ phá vỡ phong thủy.

Hướng dẫn cách trồng chăm sóc cây lưỡi hổ ra hoa

Cây lưỡi hổ rất dễ thích nghi với nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau, có thể sống tốt ở môi trường trong nhà hoặc bên ngoài. Tuy nhiên để cây luôn khỏe mạnh, ít sâu bệnh, tươi xanh và đặc biệt có thể ra hoa thì cần lưu ý một số yếu tố dưới đây.

Những lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ dễ trồng và dễ sống. Bạn có thể trồng cây lưỡi hổ bằng cách tách cây do loại cây này sinh trưởng rất nhanh, đẻ ra rất nhiều cây con nên có thể tách để trồng ra các chậu riêng biệt.

  • Đất trồng: Lưỡi hổ là loại cây không kén đất, có thể sống với mọi loại đất từ đất khô cằn đến đất pha cát, sỏi. Để tăng sự phát triển tốt cho cây ta nên trồng ở đất có độ kiềm cao. Đất trồng cây có thể dùng đất thường nhưng lưu ý thoát nước tốt cho cây. Nếu trồng trong chậu có thể pha trộn 3 phần đất vườn với 1 phần xi than để làm đất trồng. Sau đó bón lót bằng một ít bã đậu phụ trộn với phân gia cầm.
  • Bạn cũng có thể trồng bằng cách giâm lá để tạo cây mới. Chọn loại lá non, khỏe, màu đẹp, cắt ngang sát gốc để cây tự liền sẹo và chia lá thành các khúc khoảng 5cm. Sau đó cắm các khúc lá xuống chậu, tưới nước tạo độ ẩm để cây bén rễ. Sau khoảng 3-4 tuần, cây sẽ bắt đầu ra rễ, bạn có thể trồng sang chậu mới.
  • Ánh sáng: Cây lưỡi hổ trồng trong chậu không thích hợp đặt ở vị trí thiếu ánh sáng trong thời gian dài, nên thường xuyên để cây tiếp xúc với ánh nắng. Nếu không, lá cây sẽ trở nên tối màu và cây sẽ thiếu sức sống. Nhưng cũng không nên đột ngột chuyển cây từ vị trí lối ra ngoài nơi có ánh nắng, mà nên có quá trình quá độ.
0-y-nghia-cua-cay-luoi-ho_15
Cây lưỡi hổ rất dễ trồng và chăm sóc

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ rất dễ chăm sóc, tuy nhiên cần lưu ý loại cây này ưa bóng và chịu lạnh kém, nên đặt cây ở trong nhà hoặc nơi có bóng râm để cây phát triển tốt. Khi chăm sóc cần đặc biệt lưu ý đến 2 yếu tố: 

  • Tưới nước: Cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt, không ưa nước nên không cần tưới quá nhiều nước. Cây chỉ cần được tưới từ 1 tuần/lần hoặc 2 tuần/lần tùy vào điều kiện thời tiết. Khi tưới cây, bạn nên dùng bình để phun ẩm cho cây. Ngoài ra, cách tưới cây lưỡi hổ tối ưu nhất chính là tưới vào phần gốc và xung quanh rìa chậu. Tuyệt đối là không tưới vào giữa cụm lá hoặc thân cây để tránh tình trạng thối úng và làm chết cây. Nếu lỡ tưới vào các phần này, hãy nhanh chóng lau khô bằng khăn giấy để tránh các hậu quả không mong muốn. Lưu ý là khi tưới, bạn không nên tưới quá nhiều hoặc quá sâu và chỉ nên ước lượng phần đất tưới dày khoảng 2.5 cm là hợp lý.
  • Nhiệt độ: Cây lưỡi hổ thích hợp với khí hậu ấm áp. Nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây là 20-30°C. Cây không chịu được rét, nếu nhiệt độ thấp hơn 13 độ C, cây ngừng sinh trưởng. Để bảo vệ cây sống qua mùa đông, thì nhiệt độ không được thấp hơn 8°c. Khi nhiệt độ thấp, lá sẽ bị thối rữa bắt đầu từ phần cuống, khiến cho cây bị chết. Vì thế, vào mùa đông cần làm tốt công việc giữ ấm, chống rét để giúp cho cây có thể sống sót qua mùa đông. Vào mùa hè, nên để cây ở nơi thoáng gió và tăng cường công tác hạ nhiệt.
  • Bón phân: Với loại cây này, bạn nên bón phân vài tuần một lần trong các dịp Xuân – Hè, nhưng tránh bổ sung phân bón cho cây vào mùa đông.
  • Cắt tỉa: Không nên cắt tỉa lưỡi hổ một cách thường xuyên vì điều này không giúp ích gì cho quá trình sinh trưởng mà còn có thể gây hại cho cây.