Thiết kế vườn lan trên sân thượng - Không gian thơ mộng cho nhà bạn
thiet-ke-doi-tung san-vuon-nhat-ban san-vuon-trung-quoc san-vuon-chau-au-hien-dai

Thiết kế vườn lan trên sân thượng – Không gian đẹp cho ngôi nhà bạn

3.7/5 - (3 bình chọn)

Thú chơi sân vườn ngày càng nhiều người hưởng ứng bởi nó có nhiều lợi ích to lớn cho gia đình, đặc biệt giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Thiết kế vườn lan trên sân thượng là một trong những xu hướng dành cho những gia đình có điều kiện để thể hiện đẳng cấp của người chơi lan. Vậy để có được một vườn lan đáp ứng đủ yếu tố thẩm mỹ và kinh tế, bạn cần nắm được những nguyên tắc sau đây.

Những lợi ích khi sở hữu vườn lan trên sân thượng

Giá trị kinh tế của vườn lan trên sân thượng

Làn được xếp vào hàng những loại thực vật có giá trị. Độ quý hiếm của một số giống lan và vẻ đẹp của hoa lan thực sự chinh phục được hầu hết mọi người. Thiết kế vườn lan trên sân thượng có thể sẽ giúp bạn có một nguồn thu lớn vì việc bán những chậu lan đẹp và quý.

Giá trị thẩm mỹ của thiết kế vườn lan trên sân thượng

Có hàng trăm loại phong lan khác nhau với những vẻ đẹp và mùi thơm riêng có. Vườn lan tạo nên một nét đẹp quý phái, sang trọng và thanh lịch cho ngôi nhà. Các giống lan thường có thân và lá xanh tốt, đến khi nở hoa chúng tô điểm cho không gian ngôi nhà bạn thêm sắc màu. Thiết kế một vườn lan trên sân thượng chắc chắn là một điểm nhấn, thu hút mọi khách tới chơi.

thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-1
Vườn lan sân thượng giúp làm đẹp cho ngôi nhà

Giá trị tinh thần của vườn lan trên sân thượng

Các hoạt động trồng và chăm sóc lan, ngắm nhìn vườn lan mỗi sáng hoặc chiều sau ngày làm việc mệt mỏi giúp giải tỏa căng thẳng, stress, khiến cho tinh thần được thư thái hơn. Đây được xem là một biện pháp trị liệu rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay khi thiết kế vườn lan trên sân thượng chúng ta càng chú ý hơn tới giá trị này.

Các giống lan phổ biến tại Việt Nam

Lan là một loại vô cùng đặc biệt, hiện chưa thể thống kê được chính xác số lượng giống lan là bao nhiêu. Tuy nhiên tại Việt Nam, có một số giống lan phổ biến bạn có thể tham khảo. Chúng không chỉ đẹp mà còn thích hợp với khí hậu ở Việt Nam.

Lan tiểu hoàng đỏ

Lan tiểu hoàng đỏ có tên khoa học là Aerides rubescens, sống phụ sinh. Đây là một loại lan quý hiếm cần được bảo tồn, xuất hiện ở một số ít khu vực chủ yếu tại Lâm Đồng.

Thân cây mập và thường cao không quá 30cm, lá phiến dài và rộng chừng 2-3cm, ở hai đầu thùy ngắn và lệch. Cây thường nở hoa vào tháng 4. Cụm hoa dài, lá đài và cánh hoa bầu dục chỉ có duy nhất một gân. Nếu để riêng từng bông hoa thì không có gì quá đặc sắc nhưng khi chúng mọc thành chụm mang vẻ đẹp rất ấn tượng.

thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-2
Lan tiểu hoàng đỏ có hình dáng độc đáo
thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-3
Cận cảnh các bộ phận của lan tiểu hoàng đỏ

Do thuộc giống lan rừng, nên trồng lan tiểu hoàng đỏ cũng khá dễ, không đòi hỏi những kĩ thuật cao và chăm sóc cầu kì.

Lan thạch hộc gia lu

Một trong những giống lan khi thiết kế vườn lan trên sân thượng bạn có thể lựa chọn đó là lan thạch hộc. Lan thạch hộc gia lu phù hợp với khí hậu nhiệt đới, chúng sinh trưởng tốt trong nhiệt độ trung bình 18-21 độ, độ ẩm cao từ 80%. Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, lan thạch hộc còn có thể sử dụng làm thuốc (tuy nhiên bạn không tùy tiện sử dụng chúng để chữa bệnh nếu không có chuyên môn).

Thời điểm tốt nhất để trồng lan thạch hộc gia lu đó là vào khoảng tháng 3-tháng 4 khi trời ấm và có mưa xuân, thuận lợi cho việc kích thích chồi nách phát triển và mọc rễ.

Có 3 cách trồng chính đó là trồng trong giàn che lớn, trồng lập thể trên tường hoặc trồng trên cây tự nhiên. Thường xuyên giữ độ ẩm cho đất và không khí, nên tưới vào khoảng 8h sáng, bón phân vào lúc sáng sớm và diệt cỏ mỗi năm 2 lần. Nếu cây phát triển tán quá dày nên ngắt bớt để giảm sự che phủ sẽ hạn chế ánh nắng.

thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-4
Lan thạch hộc phù hợp khi thiết kế vườn lan trên sân thượng

Lan thanh đạm

Lan thanh đạm là giống thường xanh tự nhiên, có nhiều tại Ấn Độ, Trung Quốc hoặc Malaysia. Tùy vào nguồn gốc của lan thanh đạm mà chúng thích hợp với những điều kiện trồng và chăm sóc khác nhau. Ví dụ lan từ dãy Himalaya thích hợp trồng trong nhà mát, lan từ Malaysia thích hợp nhiệt độ cao hơn.

Hoa lan thanh đạm thường có màu trắng điểm thêm màu khác hoặc cũng có loại màu nâu hoặc hung. Cuống hoa có thể ngắn chỉ có 1 đóa hoặc dài chữa rất nhiều đóa hoa.

thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-5
Lan thanh đạm

Do trồng trên sân thượng nên lan thanh đạm cần được cung cấp nước, phân bón và chiếu sáng hợp lý để cho ra hoa đẹp. Nếu quan sát thấy củ bị nhăn hoặc lá héo tức là cây thiếu nước, tuy nhiên nếu củ luôn luôn mọng thì cây khó ra hoa.

Lan sứa ba răng

Lan sứa ba răng có tên khoa học Anoectochilus tridentatus Seidenf là loài lan đất thường cao khoảng 12 cm, chỉ có khoảng 5-6 chiếc lá ở gốc và lá ngắn, rộng, có sọc ở phiến lá. Hoa nhỏ màu đỏ nhạt và thường chỉ có khoảng 10 hoa.

Loài này cũng thuộc hàng quý hiếm, thấy chủ yếu ở vùng Tam Đảm (Vĩnh Phúc).

thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-6
Lan sứa ba răng với những chiếc lá bắt mắt

Tuy có chiều cao không nổi bật, hoa ít nhưng lan sứa ba răng giúp trang trí thiết kế vườn lan trên sân thượng bằng những chiếc lá to bản.

Lan phích Việt Nam

Lan phích Việt Nam có tên khoa học là Flickingeria vietnamensis Seidenf. Đây cũng là loại đặc hữu, chỉ gặp ở Lâm Đồng.

Loài lan phích Việt Nam có thân dạng phân nhánh, gồm 2 –đến 3 gióng, ở mấu có những chồi phình thành hành giả dạng hình thoi, kết thúc bằng một lá phiến hình mác hoặc thuôn hẹp, dài khoảng 7,5cm, ở đầu chẻ hai thùy rất nhỏ. Lá đài và cánh hoa màu vàng kem. Ở hai thùy bên nhô ra ngắn, thùy tận cùng nguyên, không leo rộng từ gốc, có 2 gờ chạy dài từ gốc đến giữa thùy tận cùng. Cành môi có màu nâu cát hoặc vàng kèm theo hai vệt hồng tím.

thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-7
Lan phích Việt Nam có hoa rất đẹp, là một loài đặc hữu

Lan hài lông

Lan hài lông hay tiên hài có tên khoa học là Paphiopedilum hirsutissimum với thân rất ngắn chìm dưới đất. Lá lan hài lông dài khoảng 30-40cm, hình dải thuôn ở đầu. Cuống hoa dài, có lớp lông bao phủ và chỉ có một hoa. Cánh hoa có hình dáng rất lạ mắt, dài và không cân đối với màu vàng sẫm gần nhụy và chuyển hồng ở rìa ngoài.

Loại lan này phân bố chủ yếu ở Hà Giang, Lâm Đồng, Cao Bằng…

Lan hài lông thích hợp với môi trường bóng mát, ưu ẩm nhưng không đọng nước. Nếu trồng vườn sân thượng bạn chỉ cần 3-5 ngày tưới một lần.

thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-8
Lan hài lông có hình dáng cánh hoa rất ấn tượng và có lớp lông bao phủ

Lan ý thảo

Đây là loại lan thân thảo thường mọc thành cụm lớn, chiều dài thân khoảng 30-40cm.

Lan ý thảo rất được giới yêu lan săn đón bởi chùm hoa lớn, màu hoa đẹp với 3 màu phân bố đồng đều. Hoa lan ý thảo thường nở vào đầu xuân, lâu tàn và nở đồng loạt nên tạo thành chùm lớn khiến mọi người ngỡ ngàng.

Khi chọn cây giống nên chọn những cây khô ráo và không có mầm non sẽ dễ trồng hơn. Lan ý thảo ưa môi trường mát mẻ, lượng ánh sáng trung bình. Trồng cây cần cung cấp độ ẩm thường xuyên và bón phân định kì. Tuy nhiên đến mùa đông gần như không cần tưới nước để cây phát triển nhánh mới.

thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-9
Lan ý thảo với vẻ đẹp khó cưỡng

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số giống lan dễ tìm như: Lan mật khẩu giả, Lan mật khẩu bì đúp, Lan len nỉ, Lan lá nhẵn petelot, Lan kim tuyến sapa, Lan huyết nhung trung, Lan hoàng thảo trinh bạch, Lan hoàng thảo thơm, Lan hoàng thảo tam đảo, Lan hoàng thảo sừng dài, Lan hoàng thảo đốm tía, Lan hoàng thảo đốm đỏ, Lan hành hiệp, Lan dáng hương quế, Lan chiểu tixier, Lan bạch manh, Lan bắp ngô ráp, Dực giác lá hình máng, Cầu điệp tixier, Cầu điệp evrard, Đơn hành hai màu, Lan hoàng thảo vạch đỏ, Lan hành averyanov, Lan hài hồng, Lan hài đài cuộn, Lan dáng hương hồng, Lan ngọc kiện khê…

Những khó khăn khi trồng lan trên sân thượng và cách khắc phục

Sân thượng quá nóng để trồng lan

Đặc điểm chung của sân thượng đó là thường có nhiệt độ cao do bị nắng chiếu trực tiếp vào, đồng thời việc gần mái nhà sẽ khiến cho hơi nóng ảnh hưởng trực tiếp tới không gian của sân thượng. Lan lại không ưa thời tiết khô, thiếu nước. Một khi cây lan bị thiếu nước chúng thường bị héo và khó căng mọng lại được do vậy khi thiết kế vườn lan trên sân thượng bạn cần quan tâm tới yếu tố nhiệt độ.

Cách khắc phục:

  • Thường xuyên tưới nước cho cây và tưới nhiều nước mỗi lần.
  • Dưới vị trí các chậu lan, nên đặt các tấm thảm giữ nước để tạo môi trường mát mẻ, đảm bảo đầy đủ hơi nước.
  • Nên chọn giá thể trồng có khả năng giữ nước cao như xơ dừa, bột dừa, dớn mềm, than nhuyễn…và phủ trên bề mặt chậu những giá thể nhuyễn để tránh tình trạng bốc hơi nước nhanh chóng.
  • Nên chọn trồng các giống lan to khỏe, có thể thích nghi được với môi trường nóng.
  • Sử dụng mái che đặt ở những hướng thích hợp. Nên sử dụng lưới che để vừa đảm bảo ánh sáng vừa đảm bảo không quá nóng.
  • Bố trí các chậu lan gần sát nhau để tránh sự thoát hơi nước. Đồng thời chúng cũng tạo độ che phủ lẫn nhau.
  • Treo chậu lan cao so với nền (ít nhất 50cm) để hơi nóng không bị phản ngược từ nền nhà lên.
  • Nếu vườn lan của bạn có diện rộng, nên lắp đặt hệ thống phun sương để cấp ẩm và điều hòa nhiệt độ vào những ngày khắc nghiệt.
thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-10
Những chậu lan đồng bộ về hình dáng kích thước tạo nên vẻ đẹp giản dị cho vườn lan sân thượng

Xem thêm:

Trồng lan trên sân thượng sẽ gặp gió lớn

Do ở vị trí cao, ít được che chắn nên trên sân thượng luôn có gió to và nhiều. Gió to không những làm cây thoát hơi nước nhanh dễ bị khô héo mà nó còn khiến cho các chậu cây bị lay động, có thể rơi vỡ.

Cách khắc phục:

  • Che chắn tại những hướng có nhiều gió. Trồng thêm các cây cảnh cứng cáp ở xung quanh để che chắn đồng thời cũng giúp trang trí thêm cho sân vườn
  • Cố định các chậu cây sao cho chắc chắn để không bị tác động bởi gió. Nên đặt các chậu lan nhỏ còn non yếu ở những nơi có ít gió.

Ánh sáng hạn chế

Mặc dù nóng nhưng sân thượng lại có ánh sáng hạn chế vì có phần mái nhà.

Cách khắc phục:

  • Lắp thêm hệ thống đèn cho vườn lan trên sân thượng để cung cấp ánh sáng đầy đủ và liên tục nhất.
  • Ưu tiên đặt những chậu hoa to ở nơi có nhiều ánh sáng để chúng ra hoa đẹp và phát triển nhanh.
thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-11
Một vườn lan sân thượng đẹp chuyên một loại lan

Những lưu ý khi thiết kế vườn lan trên sân thượng

Vì lan là loại thực vật quý đồng thời việc chăm sóc lan đòi những kĩ thuật cao do vậy bạn cần có những lưu ý nhất định trong việc thiết kế vườn lan trên sân thượng để lan ra hoa đẹp và nhiều.

Không che chắn bằng mái tôn bởi nó che hết ánh sáng tự nhiên và thường làm nóng cho vườn lan của bạn. Nên xây dựng các cột sắt thép với lướp thép lợp bên trên.

Nên có thêm rào che ở hướng Tây để tránh nắng, ở đây thường sử dụng lưới xanh đen. Với mùa gió Đông Bắc cũng nên che chắn để hạn chế gió.

Lưới nên cách nền ít nhất 1m để đảm bảo thoáng khí, không nên che chắn các hướng vì cần có gió thông thoáng.

Không treo lan gần tường, đặc biệt là ở hướng Tây-Nam vì nó sẽ phải thường xuyên chịu nắng khô.

thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-12
Vườn lan sân thượng rực rỡ khi đến mùa hoa

Các mẫu thiết kế vườn lan trên sân thượng

thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-13
Vườn lan với những màu sắc rực rỡ và bao phủ bằng màu xanh tươi tốt
thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-14
Một vườn lan ấn tượng với nhiều màu sắc
thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-15
Hoa lan đồng loạt ra hoa trong sân vườn
thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-16
Thiết kế vườn lan trên sân thượng như một chiếc mành
thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-17
Một sân vườn rực rỡ sắc màu của các loài lan được trồng trên cây tự nhiên
thiet-ke-vuon-lan-tren-san-thuong-18
Những chậu lan tươi tốt và rực rỡ được đặt cạnh nhau

Thiết kế vườn lan trên sân thượng là một công việc đòi hỏi đầu tư cả về thời gian, tiền bạc và công sức. Bởi vậy bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi bắt tay vào làm để mang lại giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao. Hiện nay có nhiều phong cách thiết kế vườn lan trên thế giới bạn có thể tham khảo và áp dụng phù hợp tại Việt Nam.